33 Video Tập Yoga căn bản xem Online

Cho đến nay, yoga là môn thể thao khá thông dụng nhưng tập yoga cũng phải rất đúng cách thì mới  tốt và không phải ai cũng biết môn yoga có tác dụng cụ thể gì với sức khỏe, nhất là sức khỏe tâm hồn.  Yoga giảm căng thẳng, phòng bệnh và tạo vóc dáng đẹp


Trong mỗi động tác, yoga nhấn mạnh đến việc thở đúng phương pháp để có được tối đa lượng sinh lực hấp thụ vào trong mỗi hơi thở. Các động tác của yoga thường chầm chậm như kéo con người về sự tĩnh tại, loại bỏ bớt những rối ren trăn trở trong suy nghĩ. Khi đã tập đến các bài cuối cùng trong động tác của yoga ở mỗi lần tập, người tập sẽ thấy cơ thể dồi dào sức sống hơn, sức khỏe tinh thần được cải thiện đáng kể.

Các bệnh tật của cơ thể đều liên hệ chặt chẽ với tinh thần. Sự căng thẳng về tình cảm, lo âu, sợ sệt, thất vọng, bất an hay vừa trải qua những sang chấn tâm lý... ảnh hưởng rõ nét lên hệ thống miễn dịch của cơ thể, đồng thời tạo nên sự mất thăng bằng về nội tiết tố, vốn ảnh hưởng sâu đậm lên tính tình con người, mà gây nên bệnh. Sau một thời gian tập luyện và ngồi thiền, người tập sẽ thấy bớt căng thẳng, đầu óc trở nên minh mẫn, tập trung tư tưởng hơn, lạc quan hơn, tự  tin hơn trong cuộc sống, giấc ngủ sâu hơn, làm chủ được tư tưởng và hành động của mình. Yoga giúp quân bình tâm trí thể xác, giảm stress, giúp cho tinh thần mạnh mẽ, có thể đối phó với các thách thức của cuộc sống.

Yoga đóng vai trò quan trọng trong việc giữ gìn và cải tạo vóc dáng. Khi tập các động tác yoga, nguồn năng lượng thừa tiêu hao dần nhưng lại không thấy đói, không thèm ăn, do vậy những người có vóc dáng đậm tập yoga còn giúp giảm cân. Nhưng trái lại ở người gầy mà tập yoga, khi đã đạt đến mức cân bằng thì sẽ nảy sinh nhu cầu cần cung cấp năng lượng nhiều do vậy nhu cầu ăn uống và tiêu hóa được cải thiện đáng kể. Yoga giúp điều chỉnh tùy theo thể trạng từng người, điều phối được cả lượng mỡ trong cơ thể, nơi nào cần thì đắp vào, sẽ lấy đi nơi nào thừa. Đây là lợi ích mà không phải môn thể dục nào cũng có được.

Một ngày tập bao nhiêu là đủ?

Để đạt kết quả như mong muốn, nên tập một tiếng mỗi ngày, chia ra vào buổi sáng và buổi tối, trước các bữa ăn. Cơ thể chúng ta thường cứng vào buổi sáng và mềm vào buổi chiều, nên sự phân nhỏ này không ảnh hưởng đến chất lượng cuộc tập.

Các tư thế của yoga ảnh hưởng đến sự phân phối sinh lực toàn cơ thể, nên nếu luyện tập các tư thế thường xuyên sẽ cải thiện và duy trì được sức khỏe toàn diện. Sau một thời gian tập luyện, dáng người sẽ trở nên thon thả, cử động nhanh nhẹn.

Khi đã chọn môn yoga nên duy trì thường xuyên, luyện tập trong nhiều năm. Kinh nghiệm cho thấy, ai đã hiểu và nhận biết được tác dụng của yoga thì rất đam mê, ngày nào không tập là cảm thấy bứt rứt khó chịu.

Những người tập yoga cũng nên tập ngồi thiền, ngồi bất động, im lặng, tay và chân khoanh lại, mắt nhắm lại. Lúc ấy là đầu óc  hoàn toàn không nghĩ ngợi gì, tất cả các cơ quan trong cơ thể đều được nghỉ...

Những điều cần chú ý

Nhiều người cho rằng yoga chỉ dành cho giới nữ. Sự thật không phải vậy, yoga có bài dành cho nam giới. Những bài tập này tăng cường nam tính. Nhưng phải tập đúng động tác dành cho phái của mình, không được tập sai, nó sẽ phản tác dụng. Điều này vô cùng nguy hiểm.

Tác dụng của yoga không chỉ tốt cho vóc dáng mà còn tốt cho tinh thần và thể chất. Và thời gian tập khoảng 5-6 tháng mới cho kết quả. Nếu là nữ không nên tập trong những ngày có kinh. Những tổn thương do ma sát ở phần phụ không chỉ có khả năng gây bệnh mà còn khiến cho bụng to mãi dù tập cỡ nào bụng cũng không nhỏ lại được.

Xin giới thiệu xem 33 Video dạy Yoga căn bản bằng tiếng việt xem Online đỡ phải Download
  1. Lời giới thiệu
  2. Luyện tập mắt
  3. Luyện tập cơ
  4. Luyện tập tay
  5. Luyện tập vai
  6. Luyện tập cơ vai
  7. Luyện tập cánh tay
  8. Luyện tập cột sống
  9. Luyện tập phần eo
  10. Luyện tập đầu gối
  11. Luyện tập mắt cá chân
  12. Luyện tập mông
  13. Luyện tập chân
  14. Tư thế đứa trẻ
  15. Tư thế Hít thở bằng bụng
  16. Tư thế nghỉ ngơi
  17. Tư thế đứng trên vai
  18. Tư thế Tam giác biến hình
  19. Tư thế Vặn người
  20. Tư thế Gối bằng tay
  21. Tư thế Anh hùng
  22. Tư thế Bồ câu
  23. Tư thế Trẻ sơ sinh
  24. Tư thế Con rùa
  25. Tư thế Con mèo
  26. Tư thế Con mèo xoay
  27. Tư thế Mèo biến hình
  28. Tư thế Con cá
  29. Tư thế Đường chân trời
  30. Tư thế Khuỵu gối
  31. Tư thế Nâng chân hóp bụng
  32. Tư thế Ấn người trong Yoga
  33. Tư thế Kéo cung
Trang trước Trang sau