Nhân dịp bộ phim phóng sự khoa học “Hãy cảm nhận sự vĩ đại của thiên nhiên” được thực hiện bằng kỹ thuật 3D của Hãng phim Kyodo về hang động Sơn Đoòng sẽ được kênh truyền hình NHK của Nhật Bản phát đến 60 quốc gia trên thế giới vào lúc 21 giờ ngày 25/6, giờ Việt Nam, xin giới thiệu với các bạn một số thông tin và hình ảnh về hang động lớn và đẹp nhất thế giới này!
Hang Sơn Đoòng – tọa độ 17°27’25.88″Bắc 106°17’15.36″Đông – là hang động tự nhiên lớn nhất thế giới. Hang này nằm trong quần thể hang động Phong Nha-Kẻ Bàng. Nó là một phần của hệ thống ngầm nối với hơn 150 động khác ở Việt Nam tọa lạc gần biên giới với Lào.
Video National Geographic | Khám phá hang Sơn Đoòng (Xem Online)
Dãy núi đá vôi vùng biên giới Việt-Lào có nhiều hang động như động Phong Nha đã biết đến từ lâu nhưng hang Sơn Đoòng chỉ được khám phá vào năm 1991 khi Hồ Khanh, một người dân địa phương tình cờ tìm ra khi lánh vào cửa hang để tránh mưa. Bẵng một thời gian đến năm 2006 khi đoàn thám hiểm Hiệp hội Hang động Hoàng gia Anh đến khu vực này thăm dò thì Hồ Khanh mới báo cho họ. Phải khó khăn lắm ông mới tìm lại được cửa hang vốn nằm sâu trong rừng già với địa hình khá hiểm trở, cách xa đường lớn và không thể phát hiện thấy trên Google Earth. Dưới sự hướng dẫn của ông họ đã đi sâu vào hang, chụp ảnh, đo đạc và thu thập dữ kiện khoa học. Họ cũng đã dành vinh dự cho Hồ Khanh đặt tên hang này.
Video 3D | Vietnam’s Mammoth Cavern – National Geographic
Ngày 22 tháng 4 năm 2009, phái đoàn Hiệp hội Hang động Hoàng gia Anh do Howard Limbirt dẫn đầu đã công bố việc phát hiện hang và cho rằng quy mô của hang Sơn Đoòng quả thực là lớn nhất thế giới.
Vào tháng 1 năm 2010, các nhà thám hiểm đã trở lại Sơn Đoòng để tìm hiểu thêm về hệ thống hang động này.
Hang Sơn Đoòng được hình thành khoảng 2-5 triệu năm trước, khi nước sông chảy ngang qua đá vôi đã bị vùi lấp dọc theo một đứt gãy, cọ rửa ra một đường hầm khổng lồ phía dưới dãy núi. Tại những nơi nào đá vôi yếu, trần sụp xuống thành các hố sụt, tạo thành các cửa trần khổng lồ.
Hang có chiều rộng 200 mét, cao hơn 150 mét, dài ít nhất là 6,5 km. Chiều dài có thể còn sâu hơn nữa, tuy nhiên do điều kiện kỹ thuật giới hạn, các nhà thám hiểm thuộc Hiệp hội Hang động Hoàng gia Anh không thể đi hết chiều sâu của hang để xác định hang dài bao nhiêu.
Với kích thước như thế, hang Sơn Đoòng đã vượt qua hang Deer ở Vườn quốc gia Gunung Mulu của Malaysia (với chiều cao 100 m, rộng 90 m, dài 2 km) để chiếm vị trí hang động tự nhiên lớn nhất thế giới.
Ngoài ra ở một số đoạn hang Sơn Đoòng còn có kích thước lớn tới 140 m x 140 m, trong đó có các cột nhũ đá cao tới 14 m. Một bức ảnh lộng lẫy do nhiếp ảnh gia Carsten Peter chụp vào tháng 5 năm 2010 ghi nhận đoạn hang có bề rộng khoảng 91,44 m, vòm hang cao gần 243,84 m – có thể chứa lọt một tòa nhà cao 40 tầng của thành phố New York (Mỹ).
Trong hang các nhà nghiên cứu còn tìm thấy một dòng sông ngầm dài 2,5 km và có cả những cột nhũ đá cao tới 70 m.
Xem hình ảnh hang Sơn Đoòng trên tạp chí National Geographic
Đoàn thám hiểm thâm nhập Hang Én dưới lòng đất, một hang được sông Rào Thương tạo ra. Vào mùa khô, sông thu hẹp thành những ao nhỏ, nhưng vào mùa mưa, nước có thể dâng cao hàng chục mét.
Thách thức lớn nhất đối với đoàn thám hiểm là tìm cách vượt qua bức vách được mệnh danh là Vạn lý trường thành Việt Nam. Đây là một vách nhũ đá khổng lồ cao khoảng 70m nhô ra ở độ sâu hơn 6km dưới lòng hang Sơn Đoòng.
Một đoạn mái của hang Sơn Đoòng bị sập nhiều năm trước đã tạo điều kiện cho ánh sáng ùa vào, cây cối xum xuê phát triển, tạo nên một cánh rừng kỳ vĩ giữa lòng hang. Các nhà thám hiểm đặt tên cho nơi đây là Vườn địa đàng.
Một chiếc cột khổng lồ trong hang Kén, một trong 20 hang mới được phát hiện vào năm 2009 tại Việt Nam.
Khoảng không gian thu hẹp giữa hang Én. Các nhà thám hiểm đứng bên dưới mái hang đầy vỏ sò tích tụ sau nhiều năm ngập nước.
Nơi nào có nắng gió chiếu vào là nơi đó có màu xanh của sự sống sinh sôi trong hang Sơn Đoòng, một thế giới hoàn toàn khác với sự trần trụi, tối đen như mực thường thấy ở hầu hết các hang động khác.
Mùa khô, từ tháng 11-4, là khoảng thời gian an toàn để khám phá hang Kén, với những ao nước nông. Nhưng vào mùa mưa, dòng sông ngầm dâng lên, nhấn chìm mọi lối đi.
Qua hàng vạn năm, tinh thể canxi đã bao bọc những hạt cát nhỏ để tạo thành những “viên ngọc trai” quý hiếm. “Bộ sưu tập ngọc trai” vô giá này nằm gần Vườn địa đàng trong hang Sơn Đoòng.
Còn đây là những rẻ xương sườn – tác phẩm điêu khắc hoàn mỹ của thiên nhiên trong Sơn Đoòng.
Hang Sơn Đoòng – tọa độ 17°27’25.88″Bắc 106°17’15.36″Đông – là hang động tự nhiên lớn nhất thế giới. Hang này nằm trong quần thể hang động Phong Nha-Kẻ Bàng. Nó là một phần của hệ thống ngầm nối với hơn 150 động khác ở Việt Nam tọa lạc gần biên giới với Lào.
Video National Geographic | Khám phá hang Sơn Đoòng (Xem Online)
Dãy núi đá vôi vùng biên giới Việt-Lào có nhiều hang động như động Phong Nha đã biết đến từ lâu nhưng hang Sơn Đoòng chỉ được khám phá vào năm 1991 khi Hồ Khanh, một người dân địa phương tình cờ tìm ra khi lánh vào cửa hang để tránh mưa. Bẵng một thời gian đến năm 2006 khi đoàn thám hiểm Hiệp hội Hang động Hoàng gia Anh đến khu vực này thăm dò thì Hồ Khanh mới báo cho họ. Phải khó khăn lắm ông mới tìm lại được cửa hang vốn nằm sâu trong rừng già với địa hình khá hiểm trở, cách xa đường lớn và không thể phát hiện thấy trên Google Earth. Dưới sự hướng dẫn của ông họ đã đi sâu vào hang, chụp ảnh, đo đạc và thu thập dữ kiện khoa học. Họ cũng đã dành vinh dự cho Hồ Khanh đặt tên hang này.
Video 3D | Vietnam’s Mammoth Cavern – National Geographic
Ngày 22 tháng 4 năm 2009, phái đoàn Hiệp hội Hang động Hoàng gia Anh do Howard Limbirt dẫn đầu đã công bố việc phát hiện hang và cho rằng quy mô của hang Sơn Đoòng quả thực là lớn nhất thế giới.
Vào tháng 1 năm 2010, các nhà thám hiểm đã trở lại Sơn Đoòng để tìm hiểu thêm về hệ thống hang động này.
Hang Sơn Đoòng được hình thành khoảng 2-5 triệu năm trước, khi nước sông chảy ngang qua đá vôi đã bị vùi lấp dọc theo một đứt gãy, cọ rửa ra một đường hầm khổng lồ phía dưới dãy núi. Tại những nơi nào đá vôi yếu, trần sụp xuống thành các hố sụt, tạo thành các cửa trần khổng lồ.
Hang có chiều rộng 200 mét, cao hơn 150 mét, dài ít nhất là 6,5 km. Chiều dài có thể còn sâu hơn nữa, tuy nhiên do điều kiện kỹ thuật giới hạn, các nhà thám hiểm thuộc Hiệp hội Hang động Hoàng gia Anh không thể đi hết chiều sâu của hang để xác định hang dài bao nhiêu.
Với kích thước như thế, hang Sơn Đoòng đã vượt qua hang Deer ở Vườn quốc gia Gunung Mulu của Malaysia (với chiều cao 100 m, rộng 90 m, dài 2 km) để chiếm vị trí hang động tự nhiên lớn nhất thế giới.
Ngoài ra ở một số đoạn hang Sơn Đoòng còn có kích thước lớn tới 140 m x 140 m, trong đó có các cột nhũ đá cao tới 14 m. Một bức ảnh lộng lẫy do nhiếp ảnh gia Carsten Peter chụp vào tháng 5 năm 2010 ghi nhận đoạn hang có bề rộng khoảng 91,44 m, vòm hang cao gần 243,84 m – có thể chứa lọt một tòa nhà cao 40 tầng của thành phố New York (Mỹ).
Trong hang các nhà nghiên cứu còn tìm thấy một dòng sông ngầm dài 2,5 km và có cả những cột nhũ đá cao tới 70 m.
Xem hình ảnh hang Sơn Đoòng trên tạp chí National Geographic