BỘ SƯU TẬP 10 PHIM KỶ NIỆM 30-4


Nhân dịp kỷ niệm 38 năm Thống nhất đất nước,xin giới thiệu đến người yêu phim Việt Nam những phim đặc sắc đã làm nên những dấu ấn nổi bật của điện ảnh Việt trong suốt hơn nửa thế kỷ qua.

1. Biệt Động Sài Gòn (1986):

Là một bộ phim hoành tráng và vô cùng hấp dẫn về các chiến sĩ biệt động giữa thành phố Sài Gòn trong những năm kháng chiến chống Mỹ, Biệt động Sài Gòn còn là một thành tựu lớn của điện ảnh Việt Nam những năm ’80 cả về nghệ thuật dàn dựng, diễn xuất và thu hút khán giả – từng là bộ phim ăn khách nhất trong lịch sử điện ảnh Việt Nam và luôn được yêu thích suốt hơn 20 năm qua. Dưới vỏ bọc là cặp tình nhân, sau đó là vợ chồng, cùng điều hành Hãng sơn Đông Á, Tư Chung và Ngọc Mai cùng các đồng đội của mình đã liên tục lập chiến công làm điên đảo cả lực lượng quân đội, cảnh sát lẫn tình báo Mỹ-Ngụy. Xen giữa những cuộc đối đầu nảy lửa là câu chuyện cảm động quanh mối tình của Tư Chung với Huyền Trang, tình yêu của Ngọc Mai cho Tư Chung, của Ngọc Lan với Sáu Tâm… Biệt động Sài Gòn quy tụ dàn diễn viên tài năng và có thể nói là đẹp nhất màn ảnh Việt Nam khi đó. Các nhân vật trong phim, với tài nhập vai xuất thần của các diễn viên, đã để lại dấu ấn sâu đậm trong lòng người xem nhiều thế hệ.
  1. Tập 01: Điểm hẹn
  2. Tập 02: Tình Lặng
  3. Tập 03: Cơn giông
  4. Tập 04: Trả lại tên cho em

2. Mối Tình Đầu (1977)
Tập hợp dàn diễn viên đẹp và nổi tiếng của điện ảnh Việt Nam đương thời. Mối tình đầu lấy bối cảnh thành phố Sài Gòn trước 1975 với những câu hỏi day dứt về sự lựa chọn lẽ sống của những người trẻ trong bối cảnh Sài Gòn đầy biến động khi cuộc chiến Việt Nam sắp chấm dứt. Mối tình đầu được giới phê bình đánh giá là một trong những phim ăn khách và được yêu thích nhất thập niên 70 thế kỷ XX và để lại ấn tượng mạnh mẽ mãi về sau này bằng câu chuyện hấp dẫn và những diễn viên xuất sắc. Bộ phim thực sự là một phá cách và dấn thân của đạo diễn Hải Ninh khi ông cập đến vấn đề tình yêu khá nhạy cảm lúc bấy giờ và cũng vì trước đó khán giả đã quen với một Hải Ninh của những bộ phim chiến tranh… Bộ phim là mối tình đầu của chàng sinh viên Ba Duy (Thế Anh) với cô gái xinh đẹp Diễm Hương (Như Quỳnh), nhưng cuộc tình đổ vỡ khi Diễm Hương buộc phải lấy một tên cố vấn Mỹ để cứu cha. Đau đớn Duy đã bỏ học và lao vào con đường nghiệp ngập, nhưng ánh sáng đã trở lại với cuộc đời Duy khi được Hai Lan - chị của Duy là cán bộ hoạt động nội thành thức tỉnh. Trong những ngày rút chạy khỏi Sài Gòn, Diễm Hương phát hiện ra chồng cô có âm mưu bắt cóc trẻ em Việt Nam đưa lên máy bay ra nước ngoài. Sợ bị lộ, tên Mỹ đã giết Diễm Hương hòng bịt đầu mối. Chắc chắn rằng những ai yêu thích điện ảnh Việt Nam một thời sẽ hiểu được giá trị nghệ thuật và nội dung mà bộ phim muốn truyền tảiTập hợp dàn diễn viên đẹp và nổi tiếng của điện ảnh Việt Nam đương thời. Mối tình đầu lấy bối cảnh thành phố Sài Gòn trước 1975 với những câu hỏi day dứt về sự lựa chọn lẽ sống của những người trẻ trong bối cảnh Sài Gòn đầy biến động khi cuộc chiến Việt Nam sắp chấm dứt. Mối tình đầu được giới phê bình đánh giá là một trong những phim ăn khách và được yêu thích nhất thập niên 70 thế kỷ XX và để lại ấn tượng mạnh mẽ mãi về sau này bằng câu chuyện hấp dẫn và những diễn viên xuất sắc. Bộ phim thực sự là một phá cách và dấn thân của đạo diễn Hải Ninh khi ông cập đến vấn đề tình yêu khá nhạy cảm lúc bấy giờ và cũng vì trước đó khán giả đã quen với một Hải Ninh của những bộ phim chiến tranh… Bộ phim là mối tình đầu của chàng sinh viên Ba Duy (Thế Anh) với cô gái xinh đẹp Diễm Hương (Như Quỳnh), nhưng cuộc tình đổ vỡ khi Diễm Hương buộc phải lấy một tên cố vấn Mỹ để cứu cha. Đau đớn Duy đã bỏ học và lao vào con đường nghiệp ngập, nhưng ánh sáng đã trở lại với cuộc đời Duy khi được Hai Lan - chị của Duy là cán bộ hoạt động nội thành thức tỉnh. Trong những ngày rút chạy khỏi Sài Gòn, Diễm Hương phát hiện ra chồng cô có âm mưu bắt cóc trẻ em Việt Nam đưa lên máy bay ra nước ngoài. Sợ bị lộ, tên Mỹ đã giết Diễm Hương hòng bịt đầu mối. Chắc chắn rằng những ai yêu thích điện ảnh Việt Nam một thời sẽ hiểu được giá trị nghệ thuật và nội dung mà bộ phim muốn truyền tải.

3.SAO THÁNG 8
Câu chuyện trong Sao Tháng 8 lấy bối cảnh những ngày sôi sục trước Cách Mạng Tháng 8, giữa lúc nạn đói khủng khiếp Ất Dậu đang lan tràn khắp nơi.
Giữa cuộc đối đầu đang chực chờ bùng nổ giữa một dân tộc với những kẻ xâm lược, là cuộc đấu tranh từng giờ từng phút giữa những chiến sĩ cách mạng với những tên chỉ điểm nguy hiểm, những gã mật thám cáo già. Trong Sao Tháng 8, khán giả sẽ vô cùng hồi hộp theo dõi những thời khắc căng thẳng trong cuộc đấu trí giữa Nhu, người nữ cộng sản kiên cường, và nữ gián điệp Kiều Trinh. Đó cũng là hai nhân vật, hai vai diễn xuất sắc trong lịch sử điện ảnh Việt Nam.

Là một thành tựu lớn của điện ảnh Việt Nam đương thời, Vĩ tuyến 17 ngày và đêm hấp dẫn không chỉ ở câu chuyện về những đối đầu và những lựa chọn khắc nghiệt của người dân hai bờ sông Bến Hải khi đất nước bị chia cắt, mà còn ở cách thức dàn dựng bộ phim với những cảnh được quay ngay tại vùng giới tuyến đầy nguy hiểm, nhưng đó lại chính là nơi các nghệ sĩ ở gần nhất với các “nguyên mẫu” trong phim. Dịu (Trà Giang) có chồng đi tập kết ra Bắc, ở nhà, chị vừa phải lo chăm sóc gia đình chuẩn bị cho ngày sinh con, vừa đảm nhiệm công tác bí mật lãnh đạo nhân dân trong vùng chống sự đàn áp khủng bố dã man của địch. Những bắt bớ, giam cầm, tra tấn của địch cùng những dụ dỗ ngon ngọt của tên ác ôn Trần Sùng (Lâm Tới) không khiến Dịu và bà con lùi bước. Cuộc sống ngày và đêm ở vĩ tuyến 17 đầy bi tráng và hào hùng. Hai nghệ sĩ nổi tiếng của điện ảnh Việt Nam – Trà Giang và Lâm Tới – đã có những vai diễn xuất sắc trong tác phẩm điện ảnh Việt Nam có quy mô lớn nhất cho tới khi đó. Với vai Dịu, Trà Giang đã nhận được giải thưởng Nữ diễn viên chính xuất sắc nhất tại LHP Quốc tế Moskva năm 1973.
Gần 40 năm đã qua, Vĩ tuyến 17 ngày và đêm vẫn làm rung động trái tim người yêu điện ảnh không chỉ ở Việt Nam mà còn ở nhiều nước trên thế giới.

Từ năm 1945 đến 1975 Đông dương bị phá hủy bởi một trong những cuộc chiến tranh dài và cay đắng của thế kỷ. Cuộc chiến tranh tại Việt Nam đã lôi kéo tham chiến của hàng triệu quân nhân Việt Nam, Pháp, Mỹ, Úc, Triều tiên và Anh và gây ảnh hưởng nặng nề đến cuộc sống của những dân thường. Cuộc chiến với người Mỹ từ năm 1960 đến 1975 là cuộc xung đột có số thương vong và thiệt hại lớn nhất. Đó là sự tổng hoàn của tất cả các học thuyết và chiến lược chiến tranh mà Mỹ áp dụng tại Việt Nam.Theo thống kê thì cuộc chiến trên không đã thả xuống 8 triệu tấn bom các loại với đau thương tang tóc trên mảnh đất và con người Việt Nam.
  1. Tập 1: Điện Biên Phủ - Sự kế thừa
  2. Tập 2: Cuộc chiến tranh không tuyên bố
  3. Tập 3: Chiến lược tìm và diệt
  4. Tập 4: Sự thử thách trong vùng tam giác sắt
  5. Tập 5: Đếm ngược thời gian tới Tết
  6. Tập 6: Cuộc nổi dậy năm 1968
  7. Tập 7: Chiến tranh ở khu phi quân sự
  8. Tập 8: Vây hãm tại Khe Sanh
  9. Tập 9: Cuộc chiến trên bầu trời
  10. Tập 10: Không ngừng không kích
  11. Tập 11: Hòa bình trong danh dự
  12. Tập 12: Sự sụp đổ của Sài Gòn
Ranh giới giữa sự sống và cái chết luôn thể hiện rõ nhất trong chiến tranh. Và giữa làn ranh ấy là sự khao khát bản năng của con người luôn ao ước có con nối dõi.
Linh “gấu” (Võ Thành Tâm) sinh ra trong gia đình nông thôn với bà mẹ luôn ao ước có một đứa cháu để nối dõi tông đường, Linh cưới vợ nhưng không bao lâu phải bước vào quân ngũ, mang trong lòng nỗi nhớ vợ và ao ước có một đứa con. Nhưng, chiến tranh ngày càng khốc liệt không có thời gian để Linh thực hiện ước mơ của mình. Khi những người đồng đội ngày càng ngã xuống nhiều hơn, khi rừng đã tàn lụi vì bom giặc, khi các chất độc hóa học, bom đạn nhiễm vào người gây nguy cơ vô sinh càng lớn, thì khát khao có con của Linh và đồng đội (Đán và Nga) càng mãnh liệt. Sau nhiều hoàn cảnh ngang trái, cuối cùng, trong một trận chiến ác liệt, khi cái chết đang tới gần, giữa cơn mê sảng nửa mơ nửa tỉnh, Linh đã gieo một sinh mệnh nhỏ nhoi vào Nga – người đồng đội của mình.
Và sinh mệnh ấy đã được chào đời trong một trận bom khốc liệt, khi ranh giới giữa sự sống và cái chết chỉ còn là những ước muốn mong manh…

7. Giải Phóng Sài Gòn (2004)
 
Bộ phim truyện sử thi hoành tráng và cũng đầy xúc động này kể lại những dấu mốc chính của Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử giải phóng Sài Gòn và hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.

Trong một câu chuyện lớn – là cuộc chiến đấu giải phóng dân tộc, có những câu chuyện nhỏ – đó là số phận của từng con người tham gia vào biến động lịch sử lớn của đất nước. Ngày trở về, bên cạnh niềm hạnh phúc tràn ngập có thể là nỗi đau vô cùng…

Câu chuyện trong bộ phim rất nổi tiếng này của đạo diễn Phạm Kỳ Nam xoay quanh những biến động lớn nhỏ của thời cuộc và trong mỗi gia đình vào tháng 4/1975, trước ngày đất nước hoàn toàn thống nhất. Với bối cảnh một thành phố miền Trung, vào thời điểm sát ngày giải phóng, bộ phim kể lại cho người xem cuộc tháo chạy hoảng loạn của quân tướng chế độ cũ và sự đổ vỡ, thất vọng trong từng con người khi những gì họ tưởng là vàng son đẹp đẽ bỗng nhiên sụp đổ tan tành.

Câu chuyện trong phim xảy ra ở một thành phố biển những năm sau ngày đất nước thống nhất, cuộc sống bình yên của những gia đình nơi đây nói chung và những em nhỏ nói riêng đang có nguy cơ bị phá vỡ bởi sự xuất hiện trở lại của những kẻ phản bội, chống đối chính quyền và cuộc sống hiền hòa của nhân dân. Những chú “sơn ca” là những em nhỏ nơi đây đã dấn thân vào một kế hoạch đặc biệt của nhóm là đi tìm chân dung những kẻ chống đối ấy để bảo vệ bản thân và cả gia đình.

Một câu chuyện đầy éo le và cảm động về tình cảm gia đình trong chiến tranh, Đứa con và người lính cũng nằm trong số những bộ phim gây xúc động nhất của điện ảnh Việt Nam.
Người con xung phong vào chiến trường vừa với khao khát tham gia cuộc chiến tranh giải phóng đất nước vừa có mong mỏi gặp lại người cha xa cách đã lâu.
Nhưng chiến trường không phải là nơi dễ dàng cho những cuộc đoàn tụ…
Lần đầu đến với điện ảnh, nam diễn viên Quốc Khánh đã kịp có một vai diễn để đời bên cạnh các diễn viên gạo cội của điện ảnh Việt Nam như Thế Anh, Mạnh Linh, Thùy Liên.

Đăng bình luận

Trang trước Trang sau